Viêm niệu đạo

24/10/2023 goole news

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm thì có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản ở nam giới. Vậy nên điều trị bệnh thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Viêm niệu đạo ở nam giới là gì?

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể) bị viêm và kích ứng. Viêm niệu đạo không phải là một bệnh tự miễn mà nó là triệu chứng của một tình trạng nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân cụ thể khác.

Nhiều triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở nam giới cũng giống như ở nữ giới. Tuy nhiên, một số triệu chứng có thể biểu hiện rõ ràng hơn, chẳng hạn như tiết dịch niệu đạo hoặc đau khi đi tiểu. Nguyên nhân cũng có thể do sự khác nhau về giải phẫu niệu đạo giữa hai giới như niệu đạo nam dài hơn niệu đạo nữ, niệu đạo nam ngoài chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài thì nó còn chung con đường dẫn tinh dịch sau khi xuất tinh ra ngoài cơ thể.

Viêm niệu đạo ở nam giới 

2. Các triệu chứng và biến chứng có thể gặp phải của viêm niệu đạo

2.1 Các triệu chứng của viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Tiết dịch niệu đạo
  • Ngứa hoặc khó chịu ở dương vật hoặc niệu đạo
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu (tiểu khó)
  • Sưng và đau dương vật
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Nước tiểu hoặc tinh dịch màu hơi hồng hoặc đỏ (do tổn thương gây chảy máu niệu đạo)

Hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo đơn thuần không gây sốt. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng toàn thân thì có thể gây sốt cao, buồn nôn, nôn, đau lưng, đau bụng, đau khớp hoặc cơ hoặc sưng hạch bạch huyết ở bẹn (nổi hạch bẹn).

Các triệu chứng phổ biến của viêm niệu đạo

2.2  Các biến chứng nguy hiểm của viêm niệu đạo 

Nếu không được điều trị, viêm niệu đạo ở nam giới có thể làm tăng nguy cơ mắc hoặc lây truyền HIV ở nam giới. Điều này là do tình trạng viêm thu hút các tế bào miễn dịch đến vị trí nhiễm trùng để tiêu diệt virus. Theo đó, điều này thu hút HIV đến vị trí viêm vì nó nhắm vào các tế bào miễn dịch (được gọi là tế bào T-CD4) có nghĩa là để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Ngay cả những người đang điều trị HIV với tải lượng virus không phát hiện được bằng xét nghiệm máu cũng có thể có tải lượng virus có thể phát hiện trong niệu đạo do virus lây lan. Điều trị viêm niệu đạo thậm chí còn cấp thiết hơn ở nam giới nhiễm HIV vì nó làm giảm khả năng lây nhiễm và nguy cơ lây truyền qua đường tình dục cho bạn tình của họ.

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo ở nam giới 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo ở nam giới. Các nguyên nhân có thể được phân thành nhiều loại là viêm niệu đạo do Lậu cầu, viêm niệu đạo không do lậu và viêm niệu đạo không đặc hiệu.

3.1 Viêm niệu đạo do Lậu cầu

Viêm niệu đạo do lậu cầu là triệu chứng của bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra.

Nam giới bị nhiễm bệnh lậu xuất hiện các triệu chứng như tiểu khó, chảy dịch mủ trắng đục ở niệu đạo dương vật và đau tinh hoàn do viêm mào tinh hoàn. Ngược lại, phụ nữ mắc bệnh lậu có thể hoàn toàn không có triệu chứng.

3.2 Viêm niệu đạo không do Lậu cầu

Các nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo không do lậu cầu là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo do các tác nhân gây bệnh ngoài lậu cầu gây ra. Phổ biến nhất bao gồm:

  • Adenovirus: một loại virus gây viêm đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, viêm ruột, bệnh lây truyền qua đường tình dục...
  • Chlamydia (Chlamydia trachomatis):  là một dạng bệnh nhiễm khuẩn có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục
  • Cytomegalovirus (CMV):  thuộc họ Herpesviridae, gây ra tình trạng nhiễm trùng ít khi xuất hiện triệu chứng nên khó nhận diện
  • Escherichia Coli
  • Liên cầu nhóm B
  • Virus Herpes Simplex (HSV)
  • Staphylococcus Aureus kháng Methicillin (MRSA)
  • Mycoplasma gennitalium
  • Trùng roi Trichomonas (Trichomonas vaginalis)

3.3 Viêm niệu đạo ở nam giới không đặc hiệu (NSU)

Viêm niệu đạo ở nam giới không đặc hiệu là tình trạng nhiễm trùng niệu đạo không do bệnh Lậu hoặc các nguyên nhân không do Lậu cầu khác gây ra. Theo tên của nó, viêm niệu đạo không đặc hiệu không có nguyên nhân rõ ràng.

Trong một số trường hợp, tác nhân gây bệnh thực sự không tồn tại. Viêm niệu đạo không đặc hiệu có thể do chấn thương nhẹ, chẳng hạn như hoạt động tình dục mạnh mẽ hoặc thủ dâm, hoặc do tiếp xúc với các chất kích thích hóa học như xà phòng, nước hoa, cao su, chất bôi trơn diệt tinh trùng hoặc gel tránh thai.

Thậm chí cả vải thô cũng có thể gây viêm niệu đạo bằng cách cọ xát gây kích ứng niêm mạc của lỗ niệu đạo.

Nguyên nhân của viêm niệu đạo không đặc hiệu có thể bao gồm:

  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính
  • Viêm bàng quang
  • Sỏi thận
  • Viêm khớp phản ứng (Hội chứng Reiter)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu từ bàng quang hoặc thận
  • Chấn thương tình dục
  • Mất nước

4. Chẩn đoán viêm niệu đạo

Chẩn đoán viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo ở nam giới được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng dương vật. Niệu đạo được kiểm tra nhờ quan sát bằng mắt thường kết hợp khám bằng cách dùng hai ngón tay miết dọc niệu đạo từ niệu đạo đoạn tuyến tiền liệt ra đến lỗ niệu đạo để xem có dịch niệu đạo không, có đau buốt trong quá trình thăm khám không?

Tiếp theo, bác sĩ lấy tăm bông khô đưa vào niệu đạo và ngoáy 1 vòng để lấy dịch niệu đạo.

Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ lấy mẫu tăm bông và bôi lên lam kính để soi dưới kính hiển vi. Đồng thời, mẫu nước tiểu sẽ được đánh giá bằng xét nghiệm khuếch đại acid nucleic (NAAT) để xác định nguyên nhân gây ra bệnh Lậu và Chlamydia. Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định thêm để xác định rõ nguyên nhân gây viêm nếu các xét nghiệm trên chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Dù có tìm ra nguyên nhân hay không, viêm niệu đạo có thể được chẩn đoán xác định dựa trên những bằng chứng sau:

  • Sự xuất hiện của dịch niệu đạo
  • Có từ 10 hoặc nhiều hơn số lượng bạch cầu hạt dưới kính hiển vi có độ phóng đại cao
  • Sự hiện diện của bạch cầu trong mẫu nước tiểu

5. Phương pháp điều trị viêm niệu đạo 

Nhiều loại thuốc có thể được kê đơn dựa trên nguyên nhân cơ bản của viêm niệu đạo ở nam giới. Thuốc kháng sinh thường được sử dụng nếu chẩn đoán viêm niệu đạo do vi khuẩn. Ngay cả khi không xác định được nguyên nhân chắc chắn thì theo các Tổ Chức về Nam Khoa, các Hội Y Học Giới Tính, các bệnh lây truyền qua đường tình dục trên thế giới đều khuyến cáo vẫn có thể sử dụng thuốc kháng sinh nếu có triệu chứng tiết dịch hoặc viêm niệu đạo.

Các loại kháng sinh thường được sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp bao gồm:

  • Doxycycline, uống ngày 2 lần chia 2 trong 7 ngày
  • Erythromycin, uống ngày 2 lần chia 2 trong 7 ngày
  • Levofloxacin uống 1 lần/ngày trong 7 ngày
  • Azithromycin uống 1 liều duy nhất

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh, nam giới được chẩn đoán mắc bệnh Chlamydia, bệnh Lậu hoặc Trichomonas nên quay lại tái khám sau 3 tháng sau khi hoàn thành liệu pháp kháng sinh. Trong quá trình tái khám, các xét nghiệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ được lặp lại do tỉ lệ tái nhiễm cao.

Ngoài ra, nếu một người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh viêm niệu đạo. Tất cả các bạn tình nên được giới thiệu đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị và nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi các bệnh lây nhiễm hoàn toàn được điều trị khỏi.

6. Một số lưu ý dành cho nam giới

Với nhiều năm kinh nghiệm học tập và làm việc tại các bệnh viện lớn hàng đầu cả nước như: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ, ĐH Y Hà Nội… Các bác sĩ của Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med đã chữa khỏi thành công cho hàng nghìn ca bệnh trên cả nước liên quan đến viêm niệu đạo ở nam giới. Từ đó đúc kết ra một số lời khuyên, biện pháp phòng ngừa có thể giúp nam giới giảm nguy cơ mắc bệnh này như sau:

  • Nam giới nên sử dụng bao cao su thường quy cho mỗi lần quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hay hậu môn
  • Hạn chế số lượng bạn tình cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, Lậu và HIV…
  • Nếu nam giới đang bị viêm niệu đạo, hãy kiêng quan hệ tình dục cho đến khi kết thúc toàn bộ đợt kháng sinh của mình, tái khám lại theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi kết luận đã khỏi hoàn toàn

Theo ThS. BSCKI Trần Quốc Khánh, chuyên gia Nam học bệnh viện Bạch Mai của chúng tôi cho biết. Ngay cả khi các triệu chứng của người bệnh đã được giải quyết nhưng đang ở giai đoạn nửa chừng trong quá trình điều trị, nam giới vẫn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm trở lại. Việc không hoàn thành một liệu trình có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu nó tái phát. Chính vì vậy nam giới cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định của bác sĩ.

Để đặt lịch khám và điều trị viêm niệu đạo ở nam giới với các chuyên gia Nam học hàng đầu tại Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med, quý khách có thể đặt lịch hẹn trực tiếp qua hotline 0987.869.115 của chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 354 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 0987.869.115

 

 

ThS.Bs Trần Quốc Khánh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nam khoa. Ông hiện là thành viên của các tổ chức như Hội Y học Giới tính Thế giới (International Society for Sexual Medicine – ISSM) và Hội Nam khoa Hoa Kỳ (American Society of Andrology – ASA)…

Đặt hẹn trực tuyến
(Làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày thứ 7, Chủ nhật, Lễ Tết)

Tại sao bạn nên chọn Mega Med?

Chất lượng chuyên môn là mục tiêu hàng đầu mà Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med hướng đến

Đội ngũ y, bác sĩ đến từ các bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao
Cơ sở vật chất khang trang đảm bảo tính chuyên nghiệp và riêng tư cho người bệnh.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu toàn bộ
Chi phí công khai, minh bạch, không nâng giá, tối ưu chi phí cho người bệnh.
Nhà thuốc ngay tại phòng khám, phong phú các chủng loại
Chúng tôi cam kết hồ sơ bệnh án được bảo mật tuyệt đối.
Tư vấn miễn phí 24/7. Bạn cũng có thể đặt lịch khám chữa bệnh từ xa.
Triển khai dịch vụ tư vấn – khám chữa bệnh từ xa thông qua cuộc gọi Video

Bằng cấp của bác sĩ

Quy trình thăm khám

Đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế

Đánh giá & nhận xét bài viết

5/5

1 đánh giá & nhận xét

5 

1 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
QA

Quang Anh

 26-10-2023

Đánh giá:

Nhận xét:

Bệnh này có thời gian ủ bệnh như mấy bệnh lây truyền ko ạ?

Bài viết liên quan

Tiểu ra mủ là bệnh lý gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Tiểu ra mủ là bệnh lý gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Tiểu ra mủ là một dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị ngay để tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Tuy
Xem thêm
Đi tiểu ra máu là dấu hiệu của bệnh lý gì? Điều trị được không?

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu của bệnh lý gì? Điều trị được không?

Đi tiểu ra máu là một triệu chứng không mấy xa lạ hiện nay, nhưng vẫn khiến rất nhiều người lo lắng mỗi khi gặp phải. Vậy, triệu chứng
Xem thêm
0987869115 Đặt lịch khám