Ung thư tuyến tiền liệt

22/11/2023 goole news

Ung thư tuyến tiền liệt là tổn thương ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt của nam giới. Đa số các trường hợp bệnh đều diễn biến thầm lặng hoặc chỉ biểu hiện các triệu chứng tương tự U phì đại tuyến tiền liệt lành tính khiến nhiều nam giới lầm tưởng và không đi khám. Để rồi khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển thành ung thư di căn xa. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ung thư tuyến tiền liệt, cách phát hiện cũng như tầm soát, phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt mà nam giới cần biết.

1. Tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt là gì?

1.1 Tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là cơ quan sinh dục chỉ có ở nam giới, nằm dưới và ôm quanh cổ bàng quang. 

Niệu đạo xuyên dọc tuyến tiền liệt phân nó thành hai vùng : vùng trước (thùy trước), vùng sau (thùy giữa, thùy sau). Thùy sau của tuyến tiền liệt  là nơi phát sinh các khối u ác tính và ung thư tuyến tiền liệt.

Bình thường ở người trẻ dưới 40 tuổi, tuyến tiền liệt chỉ có trọng lượng khoảng 15-20g. Khi phì đại lành tính thì tuyến có thể nặng tới 50-100g thậm chí hơn nữa gây khó tiểu, tiểu són, tiểu đêm. Tuyến tiền liệt to lên cũng có nhiều phần ảnh hưởng đến nội tiết tố nam nhất là DHT (Dihydrotestosterone) – một chất chuyển hóa của testosterone nhưng có tác dụng mạnh gấp nhiều lần.

Tuyến tiền liệt là tuyến sinh dục phụ, tiết ra khoảng 20-25% lượng tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh. Nó không chỉ chứa các chất dinh dưỡng giúp tinh trùng phát triển trong môi trường âm đạo mà còn làm cho sự di chuyển của tinh trùng đến gặp trứng dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.

1.2 Ung thư tuyến tiền liệt 

Ung thư tuyến tiền liệt là ung thư hay tổn thương ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt ở nam giới. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể di căn sang các cơ quan khác, đặc biệt là di căn vào hạch bạch huyết, xương, phổi…

2. Ung thư tuyến tiền liệt có tỉ lệ tử vong cao không?

Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nam giới với khoảng 1,1 triệu ca trên toàn thế giới năm 2012, chiếm khoảng 15% trong số tất cả các loại ung thư ở nam giới, tỷ lệ tử vong là 2,5/100000 dân. 

Năm 2018, toàn thế giới có 1.276.106 ca mắc mới, đứng hàng thứ 6 (chiếm khoảng 13,5%) trong các ung thư ở nam giới với 301.174 ca mới mắc và 120.300 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt đã giảm trong những năm gần đây do những tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán và điều trị, và cũng một phần là do những hiểu biết của người dân về bệnh ngày càng tăng lên.

3. Dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt mà nam giới cần đi khám ngay

Rất nhiều trường hợp chỉ tình cờ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt khi đi khám sức khỏe định kỳ. Bởi đa số ung thư tuyến tiền liệt không có nhiều biểu hiện lâm sàng. Phần lớn người bệnh đi khám vì các biểu hiện, triệu chứng đường tiết niệu thường gặp như :

  • Tiểu khó thậm chí bí tiểu
  • Tiểu không tự chủ
  • Tiểu nhiều lần, tiểu đêm
  • Tiểu dắt

Các triệu chứng toàn thân có thể phát hiện dễ dàng:

  • Ăn không ngon miệng
  • Gầy sút cân

Các triệu chứng mà bệnh đã tiến triển, di căn: 

  • Đau tức vùng hạ vị
  • Đau thắt lưng hoặc đau, phù nề 2 chân khi đã di căn xương
  • Tiểu máu
  • Biểu hiện tắc ruột hoặc táo bón khi đã xâm lấn vào đường tiêu hóa
  • Suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu khi u xâm lấn và bàng quang, niệu quản, thận 2 bên
  • Xuất tinh ra máu
  • Gầy sút cân nhiều, da xanh nhợt, thiếu máu

4. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt

Hiện nay mặc dù phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt đã có những bước tiến lớn nhưng nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được xác định hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên có những yếu tố sau đây là nguyên nhân hoặc nguy cơ dẫn đến sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt đã được xác định : 

  • Tuổi tác: Có mối liên quan chặt chẽ giữa tuổi tác và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Ở độ tuổi dưới 55 tuổi tỉ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt là 10% và lên đến 45-64% ở độ tuổi trên 55%.
  • Viêm tuyến tiền liệt tái phát nhiều lần: tình trạng viêm nhiễm tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến những biến đổi cấu trúc bên trong tuyến tiền liệt, gây chuyển dạng thành ung thư. Điều đặc biệt là có những trường hợp viêm tuyến tiền liệt bệnh nhân chỉ biểu hiện những triệu chứng không đặc hiệu dẫn đến bỏ sót tổn thương để bệnh tiến triển mạn tính. Vì vậy việc khám định kỳ là điều rất cần thiết để sàng lọc, phát hiện bệnh sớm.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình, họ hàng có người mắc ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn so với những nam giới không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Đặc biệt các trường hợp có người thân gần nhất mắc như bố hoặc anh em trai thì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3,4 lần người bình thường. Do đó nam giới có tiền sử gia đình mắc bệnh thì cần lưu ý và khám sàng lọc theo định kỳ để tầm soát bệnh
  • Nghề nghiệp: Những nghề mà thường xuyên tiếp xúc lâu dài với các tác nhân như chất phóng xạ, môi trường nhiệt độ cao… Dễ gây biến đổi cấu trúc ADN sẽ tăng nguy cơ phát sinh những đột biến sai lệch và hình thành ung thư như một số nghề: thợ đào mỏ, bác sĩ X-Quang, nhân viên làm trong các lò phản ứng hạt nhân…
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, các thực phẩm đã qua chế biến nhiều… Dễ sinh ra các chất gây ung thư như Nitrosamin, Heterocyclic amin
  • Hút thuốc lá lâu năm: Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, trong thuốc lá có hàng trăm, hàng nghìn các chất có thể là tác nhân hình thành ung thư. Nếu sử dụng lâu năm bởi nó sẽ tích tụ các chất hóa chất độc cho cơ thể đồng thời gây các đột biến ADN và hậu quả là dẫn đến các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt…

5. Phương pháp để chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt

Khi nam giới có một trong những triệu chứng kể trên thì cần đi khám các bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số phương pháp có thể chẩn đoán xác định ung thư tuyến tiền liệt như:

5.1 Thăm khám tuyến tiền liệt qua trực tràng 

  • Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền và hữu hiệu để phát hiện ung thư tuyến tiền liệt
  • Hầu hết ung thư tuyến tiền liệt xuất hiện ở vùng ngoại vi của tuyến tiền liệt và có thể phát hiện qua thăm khám trực tràng
  • Sờ thấy các tổn thương cứng chắc, nhân rắn, các thùy không đối xứng với nhau, biến dạng mất cấu trúc mềm mại như bình thường hoặc không có ranh giới rõ ràng với tổ chức xung quanh

5.2 Thăm khám toàn thân để phát hiện các triệu chứng di căn

  • Khám bụng xem có u cục hoặc khối bất thường
  • Khám chi dưới xem có biểu hiện phù nề
  • Khám hạch bẹn hai bên

5.3 Xét nghiệm PSA

  • PSA là một kháng nguyên đặc hiệu do tuyến tiền liệt bài tiết ra và vận chuyển vào máu. Do đó có thể phát hiện, đo được nồng độ PSA trong máu
  • Bình thường PSA được tuyến tiền liệt tiết ra một lượng ổn định và nồng độ PSA trong máu bình thường là 0 – 4 ng/ml
  • Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt, các tế bào ung thư sẽ tiết PSA nhiều hơn bình thường. Do đó đây được coi là chất chỉ điểm ung thư đặc hiệu cho ung thư tuyến tiền liệt
  • Cần lưu ý không phải trường hợp nào tăng PSA cũng là ung thư mà một số trường hợp có thể dẫn đến tăng PSA như :
    • Viêm tuyến tiền liệt
    • Áp xe tuyến tiền liệt
    • Sau sinh thiết tuyến tiền liệt
    • Sau xuất tinh
    • Nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Tuy nhiên khi xét nghiệm thấy nồng độ PSA cao hơn bất thường thì nam giới cần lưu ý khả năng có thể có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt do đó cần phối hợp thêm những phương pháp chẩn đoán khác để xác định chính xác tình trạng bệnh
  • Do đó , xét nghiệm PSA ngoài dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thì nó còn được sử dụng để sàng lọc cũng như đánh giá hiệu quả sau khi điều trị

5.4 Siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng

  • Siêu âm qua trực tràng không thể phát hiện vùng ung thư tuyến tiền liệt với độ tin cậy đầy đủ
  • Không phải lúc nào cũng thấy được hình ảnh điển hình của một vùng giảm âm ở ngoại vi của tuyến tiền liệt qua siêu âm
  • Do đó siêu âm thường phối hợp thêm sinh thiết tuyến tiền liệt để khẳng định tình trạng bệnh

5.5 Chụp cộng hưởng từ

  • Góp phần vào chẩn đoán, định hướng cho việc sinh thiết tuyến tiền liệt
  • Ngoài ra còn giúp cho việc chẩn đoán mức độ xâm lấn của khối u vào tổ chức xung quanh và hạch di căn

5.6 Sinh thiết tuyến tiền liệt

  • Đây là tiêu chuẩn « vàng » để chẩn đoán chắc chắn có phải ung thư tuyến tiền liệt hay không
  • Sinh thiết tuyến tiền liệt được tiến hành thực hiện trong hầu hết các trường hợp nghi ngờ ung thư tuyến tiền liệt
  • Sinh thiết kết quả là có tế bào ác tính thì khẳng định chắc chắn ung thư. Tuy nhiên nếu kết quả âm tính thì không được loại trừ hoàn toàn mà cần tiến hành sinh thiết thêm nhiều mẫu để khẳng định, vì có thể mẫu sinh thiết lấy nhầm tế bào lành mà không phải tế bào ung thư dẫn đến bỏ sót tổn thương

6. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt

6.1 Nguyên tắc điều trị ung thư tuyến tiền liệt

  • Cần chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh, đánh giá trước điều trị
  • Ước tính, tiên lượng thời gian sống thêm
  • Phân nhóm nguy cơ
  • Xác định mục tiêu, kế hoạch điều trị cụ thể

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì tần suất mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng tăng lên đồng thời các phương pháp điều trị cũng đa dạng hơn. Do đó việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giảm bớt chi phí điều trị nhưng hiệu quả vẫn đạt được tối đa là vấn đề cốt lõi.

6.2 Các yếu tố quyết định việc lựa chọn phương pháp điều trị

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt thì việc lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp là yếu tố tiên quyết. Các bác sĩ  sẽ dựa vào tình trạng cá nhân của người bệnh để đưa ra liệu pháp chữa trị như:

  • Tuổi tác
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh
  • Giai đoạn ung thư (theo TNM), mức độ xâm lấn các tổ chức xung quanh
  • Thang điểm Gleason
  • Nồng độ PSA
  • Hoàn cảnh, điều kiện gia đình của bệnh nhân

Ung thư tuyến tiền liệt có thể chữa khỏi hoàn toàn khi khối u  được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi ung thư mới chỉ ở tại chỗ, chưa xâm lấn xung quanh thì các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ triệt để các tế bào ung thư bằng phẫu thuật triệt căn kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị bổ trợ.

Nhưng khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn, tiên lượng khả năng chữa khỏi sẽ thấp hơn rất nhiều. Chủ yếu những trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn thì mục tiêu chính là kéo dài thời gian sống cho người bệnh, giảm sự phát triển khối u, cải thiện các triệu chứng, giảm đau qua đó đảm bảo chất lượng cuộc sống.

6.3 Điều trị phẫu thuật

Nguyên tắc phẫu thuật trong ung thư tuyến tiền liệt : 

  • Cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, túi tinh và bóng của ống dẫn tinh
  • Nạo vét hạch chậu triệt để từ hạch chậu bịt đến vùng chia đôi động mạch chậu chung
  • Nạo vét hạch mở rộng : đến chỗ chia đôi của động mạch chủ bụng
  • Bảo tồn bó mạch – thần kinh cương tối đa có thể, để đảm bảo chất lượng cuộc sống, đời sống tình dục của bệnh nhân được gìn giữ tốt nhất

Các phương pháp phẫu thuật : 

  • Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn (RP)
  • Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn qua đường đáy chậu (PRP)
  • Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt triệt căn qua phúc mạc (TLRP)
  • Phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt triệt căn qua đường sau phúc mạc (RLRP)
  • Phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn có hỗ trợ của rô – bốt (RRP)

6.4 Điều trị nội tiết

Mục đích điều trị : 

  • Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện ở những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, các tế bào ung thư đã tự sản sinh ra các nội tiết tố nam Testosterone để làm giúp nó phát triển nhanh chóng. Vì vậy việc cắt đứt nguồn nội tiết Androgen từ tinh hoàn sẽ làm giảm thậm chí ngăn chặn sự phát triển của bệnh

Chỉ định : 

  • Phối hợp với xạ trị và hóa chất
  • Điều trị ở giai đoạn di căn với mục đích ngăn chặn tiến triển của bệnh
  • Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt triệt căn

Điều trị nội tiết bằng thuốc kháng androgen

  • Thuốc steroid : Cyproterone acetate, medroxy-progesterone acetate…ức chế thụ thể androgen và ức chế feedback ngược lên trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn. Ngày nay ít được sử dụng do không có hiệu quả khi điều trị kết hợp với liệu pháp cắt tinh hoàn
  • Thuốc non-steroid : flutamide…
  • Ketoconazole : dùng trong trường hợp ung thư giai đoạn kháng cắt tinh hoàn
  • Degarelix : tác dụng đối vận thụ thể GnRH làm giảm nhanh testosterone trong máu ở những tuần đầu, được ưu tiên cho các trường hợp di căn có chèn ép tủy và các trường hợp có triệu chứng rầm rộ cần kiểm soát nhanh, giảm bớt các triệu chứng cho bệnh nhân
  • Triptoreline : tác dụng đồng vận GnRH, do đó ức chế ngược lên trục hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn làm suy giảm chức năng tinh hoàn

Điều trị nội tiết bằng phẫu thuật cắt tinh hoàn

  • Ưu điểm : 
    • Có hiệu quả tương đương với điều trị bằng thuốc
    • Không bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ của thuốc
    • Chi phí thấp hơn so với điều trị thuốc
  • Nhược điểm :
    • Cần được thực hiện bởi bác sĩ nam khoa chuyên về phẫu thuật
    • Cần nằm viện 3-4 ngày sau mổ

6.5 Điều trị thuốc chống hủy xương

  • Thuốc thuộc nhóm bisphosphonate, zoledrome acid có hiệu quả giảm triệu chứng và tần suất các biến cố liên quan đến di căn xương
  • Denosumab : một kháng thể đơn dòng người có tác dụng ức chế chất kết nối RANK, qua đó ức chế hoạt động hủy cốt bào

6.6 Điều trị miễn dịch

  • Các thuốc ức chế chốt kiểm soát miễn dịch cũng bước đầu cho thấy có hiệu quả ở một nhóm người bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn kháng cắt tinh hoàn và thất bại sau điều trị ít nhất một phương pháp và được FDA chấp thuận điều trị
  • Đây cũng là một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt đáng kì vọng khi những phương pháp khác không có hiệu quả

6.7 Điều trị chăm sóc giảm nhẹ

  • Mục đích là giảm đau, chăm sóc tâm lý, giải phóng chèn ép giúp giảm nhẹ các triệu chứng, kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
  • Nguyên tắc điều trị giảm nhẹ cho ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn di căn là phối hợp đa mô thức gồm phẫu thuật giải phóng chèn ép, xạ trị giảm đau, xạ trị chống chèn ép, điều trị di căn, điều trị giảm đau…

6.8 Chăm sóc tâm lý

  • Tương tự như các loại ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sau cần được chăm sóc nâng đỡ tâm lí phù hợp. Hầu hết người bệnh ý thức được tiến trình bất khả kháng của bệnh tật ở giai đoạn cuối, dù có được giải thích hay không. Do đó việc hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh để người bệnh có cảm giác nhẹ nhàng hơn, giúp người bệnh vượt qua các lo lắng sợ hãi

6.9 Điều trị xạ trị

  • Áp dụng bổ trợ sau phẫu thuật hoặc hỗ trợ trước phẫu thuật để cuộc mổ dễ dàng hơn
  • Liều xạ trị tùy theo vị trí di căn, với mục đích hiệu quả tối đa nhưng hạn chế tổn thương tổ chức lành xung quanh tối thiểu nhất

6.10 Điều trị hóa chất

  • Áp dụng ở giai đoạn di căn kháng cắt tinh hoàn
  • Phối hợp với điều trị nội tiết trong giai đoạn di căn, nguy cơ cao

7. Cách phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Theo ThS. BSCKI Trần Quốc Khánh chuyên gia Ngoại tiết niệu - Nam học bệnh viện Bạch Mai cho biết. Mặc dù không thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng một số yếu tố dưới đây có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho nam giới, bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi sạch
  • Hạn chế các thực phẩm đóng hộp, nhiều mỡ, chế biến nhiều lần
  • Chế độ ngủ nghỉ hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Đối với những trường hợp có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt, cần khám sức khỏe định kỳ đặc biệt từ trên 40 tuổi để phát hiện những trường hợp ung thư giai đoạn sớm
  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh. Chung thủy một vợ một chồng để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Khám, điều trị các trường hợp viêm tuyến tiền liệt triệt để, tránh gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính có nguy cơ chuyển dạng thành ung thư
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc phiện, ma túy tổng hợp…
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát nguy cơ ung thư, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trên 40

ThS. BSCKI Trần Quốc Khánh - chuyên gia Ngoại tiết niệu - Nam học của bệnh viện Bạch Mai là một trong những cái tên hàng đầu tại Việt Nam khi nhắc tới điều trị ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả cho nam giới. Với hơn 10 năm nỗ lực học tập và làm việc chuyên sâu cả trong và nước ngoài, bác sĩ Trần Quốc Khánh luôn nhận được sự tín nhiệm từ mỗi bệnh nhân và yêu quý đặt cho cái tên: “Bàn tay vàng của làng Nam khoa”.

Trên đây là một số thông tin về bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Để được tư vấn thêm về các bệnh lý nam khoa khác bởi chuyên gia Nam học của Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med, nam giới có thể đặt lịch hẹn trực tiếp qua hotline 0987.869.115 của chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 354 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Liên hệ: 0987.869.115

ThS.Bs Trần Quốc Khánh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nam khoa. Ông hiện là thành viên của các tổ chức như Hội Y học Giới tính Thế giới (International Society for Sexual Medicine – ISSM) và Hội Nam khoa Hoa Kỳ (American Society of Andrology – ASA)…

Đặt hẹn trực tuyến
(Làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày thứ 7, Chủ nhật, Lễ Tết)

Tại sao bạn nên chọn Mega Med?

Chất lượng chuyên môn là mục tiêu hàng đầu mà Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med hướng đến

Đội ngũ y, bác sĩ đến từ các bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao
Cơ sở vật chất khang trang đảm bảo tính chuyên nghiệp và riêng tư cho người bệnh.
Hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu toàn bộ
Chi phí công khai, minh bạch, không nâng giá, tối ưu chi phí cho người bệnh.
Nhà thuốc ngay tại phòng khám, phong phú các chủng loại
Chúng tôi cam kết hồ sơ bệnh án được bảo mật tuyệt đối.
Tư vấn miễn phí 24/7. Bạn cũng có thể đặt lịch khám chữa bệnh từ xa.
Triển khai dịch vụ tư vấn – khám chữa bệnh từ xa thông qua cuộc gọi Video

Bằng cấp của bác sĩ

Quy trình thăm khám

Đạt chuẩn theo quy định của Bộ y tế

Đánh giá & nhận xét bài viết

0/5

0 đánh giá & nhận xét

5 

0 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay

Hiện chưa có nhận xét nào. Hãy là người nhận xét đầu tiên

0987869115 Đặt lịch khám