Bệnh nhân 41 tuổi bị sỏi tiết niệu khi khám trong trong tình trạng sốt cao, đau dữ dội vùng thắt lưng trái, sau đó lan dần xuống bẹn kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu hồng.
Loại bỏ sỏi tiết niệu cho bệnh nhân 41 tuổi không cần phẫu thuật
Mới đây, anh Chiến (41 tuổi, Hưng Yên) đã từng đi khám tại một bệnh viện trong tình trạng sốt cao, đau dữ dội vùng thắt lưng trái, sau đó lan dần xuống bẹn kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và tiểu hồng.
Qua chụp chiếu và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán bị sỏi niệu quản đoạn ⅓ dưới, kích thước 6x7mm kèm viêm đường tiết niệu cùng chỉ số Creatinin là 186 phản ánh bệnh nhân đã gặp phải biến chứng suy thận. Nên ngay sau đó, bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu lấy sỏi đề để phòng sốc nhiễm trùng.
Thời điểm chờ kết quả xét nghiệm máu và trước khi lên bàn phẫu thuật, bệnh nhân may mắn được một người bạn giới thiệu qua thăm khám với bác sĩ Trần Quốc Khánh của Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med để chắc chắn về tình trạng của mình và nhờ bác sĩ trực tiếp can thiệp điều trị bệnh cho mình.
Qua xem xét lại các triệu chứng và kết quả chụp chiếu, bằng kinh nghiệm dày dặn trong điều trị các bệnh lý về tiết niệu – nam học của mình, bác sĩ Trần Quốc Khánh nhận thấy bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa mà không cần phải phẫu thuật.
Ngay trong ngày đầu tiên điều trị nội khoa tích cực với bác sĩ, bệnh nhân đã mất hoàn toàn cảm giác đau tức, khó chịu và nhiệt độ cơ thể lúc này là 37,2 - bệnh nhân không sốt.
Anh Chiến chia sẻ mình cảm thấy rất dễ chịu, khi đi tiểu cũng không còn khó khăn như trước nữa và anh tin chắc rằng bác sĩ Khánh sẽ điều trị khỏi cho anh. Và đúng như vậy, chỉ sau 03 ngày điều trị anh Chiến trở lại bệnh viện để chụp cắt lớp vi tính đánh giá hệ tiết niệu thì KỲ TÍCH đã đến với anh.
Kết quả chụp chiếu cho thấy hệ tiết niệu của anh Chiến hoàn toàn không có sỏi, qua xét nghiệm máu và nước tiểu thì tình trạng viêm nhiễm trở về âm tính và chỉ số đánh giá suy thận đã giảm gần về ngưỡng bình thường (chỉ số Creatinin là 121).
Khi nghe tin và nhận kết quả ngoài mong đợi, anh Chiến đã không giấu được vui mừng chia sẻ: Thực sự cảm ơn bác sĩ rất nhiều vì kì tích đã đến, cú quay xe phút 90 này có lẽ sẽ là quyết định đúng đắn nhất cuộc đời tôi
ThS. BSCKI Trần Quốc Khánh cho biết thêm:
Sỏi tiết niệu có nhiều nguyên nhân. Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat...) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,... thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi tiết niệu.
Đây là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. Việc chỉ định phương pháp của bác sĩ thường sẽ phụ thuộc và kích thước hay tình trạng sỏi, tuy nhiên sự khác nhau trong chỉ định cũng có liên quan đến trình độ và chuyên môn của bác sĩ. Người bệnh nên lựa chọn và thăm khám bệnh tại các đơn vị y tế chuyên sâu để được thực hiện phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất.