Nguyên nhân tiểu buốt, tiểu rắt là gì? Giải đáp cùng Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai

08/11/2024 Google news

Tiểu buốt và tiểu rắt là những triệu chứng phổ biến nhưng gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến hệ tiết niệu, sinh dục, hay thậm chí là một số bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Để hiểu rõ nguyên nhân tiểu buốt, tiểu rắt, hôm nay bạn hãy cùng Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med tìm hiểu về bệnh lý này nhé. 

Nguyên nhân tiểu buốt, tiểu rắt là gì?

1. Tiểu buốt, tiểu rắt là gì? 

Tiểu buốt là cảm giác đau, rát hoặc khó chịu khi đi tiểu, thường xuất hiện trong suốt hoặc vào cuối quá trình tiểu tiện. Đây là triệu chứng phổ biến liên quan đến nhiều bệnh láy khác nhau, đặc biệt là các vấn đề về hệ tiết niệu hoặc sinh dục.

Tiểu buốt thường đi kèm với một số triệu chứng khác như:

Tiểu rắt: Cảm giác buồn tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít

Tiểu khó: Khó khăn khi bắt đầu hoặc duy trì dòng tiểu.

2. Nguyên nhân tiểu buốt, tiểu rắt

Tiểu buốt và tiểu rắt là hai triệu chứng thường gặp khi có vấn đề trong hệ tiết niệu hoặc sinh dục. Đây là cảm giác đau, rát, khó chịu khi đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ ra một lượng nước tiểu rất ít. Dưới đây là một số nguyên nhân tiểu buốt, tiểu rắt phổ biến:

2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân: Vi khuẩn (phổ biến là E.coli) xâm nhập vào niệu đạo, gây viêm nhiễm ở bàng quang hoặc niệu đạo.

Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới, và có thể thấy nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.

2.2. Viêm bàng quang

Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn là nguyên nhân chính, ngoài ra còn có yếu tố kích thích từ khóa chất trong các sản phẩm vệ sinh

Triệu chứng: Buồn tiểu thường xuyên, tiểu rắt, tiểu buốt, và có thể có cảm giác đầy bàng quang.

2.3. Sỏi thận hoặc sỏi niệu quản

Nguyên nhân: Sự tích tụ khoáng chất tạo thành sỏi trong thận hoặc niệu quản, gây tắc nghẽn và kích thích hệ tiết niệu.

Triệu chứng: Đau dữ dội ở lưng hoặc vùng bụng, tiểu buốt, tiểu ra máu, và cảm giác khó chịu khi tiểu.

2.4. Viêm niệu đạo

Nguyên nhân: Thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục (như Lậu, Chlamydia) hoặc do kích ứng từ các chất hóa học.

Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, dịch tiết bất thường tử niệu đạo, đau khi quan hệ tình dục.

2.5. Phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới)

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây phì đại tuyến tiền liệt như: tuổi tác, môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh,...

Triệu chứng: Tiểu khó, tiểu rắt, cảm giác tiểu không hết, thường buồn tiểu vào ban đêm.

2.6. Viêm âm đạo hoặc nhiễm nấm âm đạo (ở phụ nữ)

Nguyên nhân: Vi khuẩn, nấm hoặc kích ứng từ các sản phẩm vệ sinh

Triệu chứng: Ngứa, rát vùng âm đạo, đau khi đi tiểu, và tiết dịch âm đạo bất thường

2.7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)

Nguyên nhân: Các bệnh như Lậu, Chlamydia, Trùng roi có thể gây viêm nhiễm tại niệu đạo và các cơ quan sinh dục.

Triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, dịch tiết bất thường ở niệu đạo hay đau vùng chậu

Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh lậu. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lậu

Xem thêm Các dấu hiệu của Bệnh Chlamydia? Nguyên nhân và Cách điều trị

2.8. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác như dị ứng với sản phẩm vệ sinh, tổn thương đường tiết niệu do chấn thương hoặc sau các thủ thuật, cũng có thể gây tiểu buốt và tiểu rắt.

Tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

3. Biến chứng nếu không điều trị 

Nếu tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Dưới đây là các biến chứng thường gặp:

3.1. Nhiễm trùng lan rộng đến thận (Viêm bể thận)

Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị, vi khuẩn có thể lan từ bàng quang đến thận, gây viêm bể thận. Viêm bể thận là tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận nếu không được điều trị kịp thời.

3.2. Suy thận

Nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu kéo dài có thể gây tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn tính. Suy thận đòi hỏi điều trị lâu dài và có thẻ cần lọc máu hoặc ghép thận nếu tổn thương nặng. 

3.3. Viêm mào tinh hoàn

Nhiễm trùng có thể lan đến tinh hoàn và ống dẫn tinh trùng đến tinh hoàn (mào tinh hoàn), gây ra các triệu chứng như đau, sưng và nhạy cảm ở tinh hoàn.

3.4. Giảm khả năng sinh sản

Tiểu buốt, tiểu rắt nguyên nhân do bệnh lây truyền qua đường tình dục như Lậu, Chlamydia thì có thể gây hại cho tinh trùng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh trùng.

Nếu tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, hay cân nhắc đi khám bác sĩ trong các trường hợp sau:

4.1. Các triệu chứng kéo dài trên 1 - 2 ngày không thuyên giảm

Nếu tiểu buốt, tiểu rắt không giảm sau 1 - 2 ngày, dù đã nghỉ ngơi hoặc tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thì rất có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc 1 bệnh lý cần được điều trị. 

4.2. Có máu trong nước tiểu

Tiểu ra máu là một dấu hiệu bất thường và có thể chỉ ra nhiều nhân nghiêm trọng như nhiễm trùng nặng, sỏi thận, hoặc viêm nhiễm ở bàng quang và niệu đạo.

4.3. Dịch tiết bất thường từ niệu đạo hoặc âm đạo

Ở cả nam và nữ, nếu có dịch tiết bất thường kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt, rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như Lậu hoặc Chlamydia.

4.4. Tiểu khó, tiểu không hết, hoặc mất kiểm soát tiểu tiện

Những dấu hiệu này có thể do tắc nghẽn đường tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt (ở nam giới), hoặc các vấn đề về bàng quang, cần kiểm tra chuyên sâu để xác định nguyên nhân.

Khi có các dấu hiệu này, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. xét nghiệm và điều trị đúng cách. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp phòng tránh biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

5. Phương pháp chẩn đoán và khám tiểu buốt

Để điều trị hiệu quả trình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, các bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp điều trị phù hợp. Theo đó, người bệnh sẽ được:

5.1. Hỏi bệnh sử

Việc đầu tiên, các bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh về các triệu chứng, thời điểm xuất hiện triệu chứng và những biểu hiện kèm theo như: sốt, đau lưng, tiết dịch vùng kín, các triệu chứng chứng tỏ tình trạng bàng quang bị kích ứng hay tắc nghẽn… Người bệnh cũng được hỏi về việc quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng các phương pháp can thiệp đường tiết niệu hay tiền sử mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch… để xác định các yếu tố nguy cơ.

5.2. Khám toàn thân

Ngoài hỏi bệnh sử, người bị tiểu buốt, tiểu rắt còn được bác sĩ khám da, niêm mạc, khớp tay chân, khám khung chậu… để tìm hiểu các bệnh viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa.

Với nam giới, bác sĩ có thể thăm trực tràng để đánh giá kích thước, độ đồng nhất, độ mềm của tuyến tiền liệt.

5.3. Xét nghiệm

Ngoài các biện pháp thăm khám lâm sàng, người bệnh còn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu trong phòng thí nghiệm, xét nghiệm PCR… Bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh siêu âm, nội soi bàng quang để loại bỏ các yếu tố có liên quan đến u bướu đường tiết niệu.

Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị triệt để tận gốc giúp bệnh nhân lấy lại được cuộc sống khỏe mạnh hằng ngày. 

6. Khám và điều trị tiểu buốt, tiểu rắt ở đâu?

Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med

Một địa chỉ khám nam khoa uy tín được hàng nghìn nam giới cả trong và ngoài nước tin tưởng và lựa chọn đó chính là Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med bởi vì: 

  • Chúng tôi tự hào là một trong số rất ít phòng khám chuyên khoa Nam học tại Hà Nội được Sở Y Tế cấp phép, chứng nhận đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về trang thiết bị và nhân lực để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.
  • Đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao đến từ các bệnh viện lớn tuyến đầu như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện 108 chuyên điều trị các bệnh về nam học. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc, đã điều trị cho hàng ngàn ca bệnh từ đơn giản cho đến phức tạp, chắc chắn có thể khám và điều trị bệnh của bạn hiệu quả.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang với trang thiết bị nhập khẩu 100% từ nước ngoài theo chuẩn an toàn của Bộ Y Tế đảm bảo phục vụ việc khám và chữa bệnh một cách tốt nhất
  • Thời gian linh hoạt được sắp xếp hẹn lịch trước giúp bệnh nhân không cần phải chờ đợi mất thời gian
  • Phòng khám riêng tư, khám 1 - 1 với bác sĩ
  • Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
  • Chi phí công khai, minh bạch được thông báo chi tiết cho bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị (Chi phí khám nam khoa là 300.000đ)
  • Nhận được 100% đánh giá 5 sao của khách hàng trên Google Maps như là lời khẳng định về chất lượng dịch vụ tại Mega Med.

Để được Bác sĩ Chuyên Khoa I Bệnh viện Bạch Mai khám và điều trị, bạn hãy liên hệ ngay qua Hotline 0987.869.115 để đặt lịch nhé!

ThS.Bs Trần Quốc Khánh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nam khoa. Ông hiện là thành viên của các tổ chức như Hội Y học Giới tính Thế giới (International Society for Sexual Medicine – ISSM) và Hội Nam khoa Hoa Kỳ (American Society of Andrology – ASA)…

Đặt hẹn trực tuyến
(Làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày thứ 7, Chủ nhật, Lễ Tết)

Đánh giá & nhận xét bài viết

5/5

2 đánh giá & nhận xét

5 

2 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay
NS

Nguyễn Tiến Sỹ

 08-11-2024

Đánh giá:

Nhận xét:

Bác sỹ trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất sạch sẽ đảm bảo, các điều dưỡng nhiệt tình…

NT

Ngô Hoài Tuấn

 09-10-2024

Đánh giá:

Nhận xét:

Luôn nhận được sự chăm sóc và tư vấn tận tình từ đội ngũ y bác sĩ. Đây thực sự là một địa chỉ khám nam khoa uy tín và chất lượng, rất tin tưởng và ủng hộ.

0987869115 Đặt lịch khám