10 bệnh nam khoa ở trẻ mà cha mẹ nên biết

21/07/2025 Google news

Trẻ em nam thường hay gặp các vấn đề về sức khỏe mà một trong những vấn đề phổ biến nhất là về vùng kín. Trong bài viết dưới đây, Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med sẽ cùng bạn tìm hiểu về 10 bệnh nam khoa ở trẻ thường gặp và cách điều trị hiệu quả nhé.

1. Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là tình trạng bao quy đầu trùm kín hoặc chỉ lộ một phần đầu dương vật. Đây là tình trạng phổ biến ở nam giới, thường được chia làm 2 loại:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: là trạng thái thường gặp ở các trẻ nam mới sinh. Khi các bé lớn lên, bao quy đầu của chúng sẽ tự tuột ra khỏi quy đầu dương vật. Thông thường điều này sẽ xảy ra khi trẻ 6 tuổi, nhưng có thể muộn hơn vài năm đối với một số trẻ.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: là tình trạng bao quy đầu không thể lộn xuống được kể cả lúc cương hay lúc xìu, thường là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm trước đó dẫn tới sẹo xơ hóa làm hẹp bao quy đầu hoặc cũng có thể là tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý do bẩm sinh.

 

Bao quy đầu bán hẹp/hẹp hoàn toàn

Khi phát triển đến 5-6 tuổi, bao quy đầu của trẻ thường sẽ tự lột xuống và khắc phục tình trạng hẹp sinh lý. Ở tuổi lớn hơn, nếu bao quy đầu vẫn còn hẹp không thể tự lộn xuống, tức là bị hẹp bệnh lý và cần phải can thiệp.

2. Viêm bao quy đầu

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng trẻ bị sưng đỏ, phù nề, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, hay thậm chí chảy máu vùng bao quy đầu. Bệnh lý này liên quan đến nhiễm trùng bao quy đầu do nhiều tác nhân gây bệnh như:

  • Vi khuẩn
  • Nấm
  • Dị ứng
  • Vệ sinh kém
  • Và nhiều nguyên nhân khác

Tình trạng viêm bao quy đầu

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có nguy cơ lây nhiễm sâu vào các cơ quan khác, từ đó gây hoại tử, ung thư, vô sinh... Để chữa trị viêm bao quy đầu, tùy theo tình trạng và nguyên nhân mà bác sĩ có thể kê thuốc bôi, nong bao quy đầu hoặc phẫu thuật cắt bao quy đầu.

3. Thắt nghẹt bao quy đầu

Tình trạng này thường gặp ở trẻ em khi mà bao quy đầu không thể kéo hoàn toàn về phía trước để che kín đầu dương vật. Do dùng lực lớn để lộn bao quy đầu hoặc kéo về vị trí bình thường, miệng bao quy đầu nhỏ sẽ siết chặt lấy đầu dương vật, dễ khiến dương vật cũng như niêm mạc bao quy đầu bị sưng viêm.

 

Hình ảnh bao quy đầu bị thắt nghẹt

Khi bị thắt nghẹt bao quy đầu, vùng da bao quy đầu trở nên sưng nề, căng mọng, quy đầu bị thắt nghẹt do bao quy đầu lộn ra nhưng bị thắt lại như garô và không thể vuốt về vị trí bình thường được. Thông thường, các phương pháp điều trị được áp dụng là siết chặt đầu dương vật hoặc cắt bao quy đầu.

4. Dài bao quy đầu

Dài bao quy đầu ở trẻ là tình trạng bao quy đầu có thể lộn ra dễ dàng nhưng phải tự dùng tay kéo xuống thì bao quy đầu mới tuột hẳn xuống được, kể cả lúc dương vật xìu hay cương. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

  • Nguyên nhân bẩm sinh: Nếu bao quy đầu không tách khỏi quy đầu trong quá trình phát triển ở trẻ, trẻ dễ bị dài, hẹp, dính bao quy đầu khi trưởng thành.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Lột bao quy đầu quá mạnh có thể khiến phần da quy đầu dài hơn.

Trẻ bị dài bao quy đầu thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín, dễ bị viêm bao quy đầu, và tăng khả năng bị ảnh hưởng khi phát triển. Các trường hợp nhẹ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc bôi có steroid để kháng viêm, giảm phù nề hoặc cắt bao quy đầu nếu nghiêm trọng.

5. Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển của tinh hoàn trong ổ bụng xuống bìu trong thời kỳ bào thai, dẫn đến tinh hoàn không xuống được đến túi bìu. Tinh hoàn ẩn là bất thường bẩm sinh phổ biến nhất của hệ sinh dục của trẻ em, với tần suất ở trẻ đủ tháng khoảng 4%, tuy nhiên ở trẻ đẻ non thì tần suất mắc phải là khoảng 30%.

 

Vị trí tinh hoàn ẩn có thể xảy ra

Cha mẹ có thể chẩn đoán tại nhà bằng mắt thường (túi bìu xẹp, da bìu không có màu nâu sẫm, hoặc da bìu không nhăn nheo) hoặc sờ trực tiếp (không thấy tinh hoàn ở bìu, sờ thấy tinh hoàn ở vị trí khác như ống bẹn). Phẫu thuật hạ tinh hoàn là phương pháp điều trị tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí nhất cũng như bảo tồn chức năng tinh hoàn.

6. Lỗ tiểu lệch thấp

Lỗ tiểu lệch thấp là lỗ tiểu nằm thấp so với vị trí bình thường ở đỉnh quy đầu. Vị trí lỗ tiểu càng xa đỉnh quy đầu thì tình trạng càng nặng, phẫu thuật càng khó khăn. Lỗ tiểu lệch thấp là một dị tật thường gặp ở bé trai với tỉ lệ là 1/300.

 

Hình ảnh lỗ tiểu lệch thấp ở thân dương vật

Độ tuổi phẫu thuật thích hợp nhất là từ 6 - 18 tháng tuổi nhưng việc quyết định thời điểm phẫu thuật ở những trường hợp bị lỗ tiểu thấp sẽ phụ thuộc vào bác sĩ chuyên khoa.

7. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn ở trẻ em sẽ tạo thành khối phồng to ở bẹn, có thể gặp ở một hoặc cả hai bên. Khối u sẽ phồng to khi trẻ vận động mạnh, ho, hoặc rặn - và sẽ trở lại trạng thái bình thường khi nằm (khối thoát vị chui về ổ bụng).

Khi mắc bệnh này, trẻ cần được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu bệnh không những làm chậm quá trình phát triển của trẻ mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm. Chú ý là thoát vị bẹn ở trẻ em phải được điều trị bằng phẫu thuật chứ không thể tự khỏi.

8. Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm thắt nghẹt mạch máu nuôi tinh hoàn, dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường xảy ra ở 2 độ tuổi chính: tuổi sơ sinh (chiếm khoảng 10-15%) và trẻ từ 9-17 tuổi.

 

Hình ảnh xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn được chia làm 2 nhóm chính là xoắn ngoài tinh mạc (thường gặp ở trẻ sơ sinh) và xoắn trong tinh mạc (thường gặp ở nam giới 9 - 25 tuổi). Cha mẹ có thể nhận biết khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ có xu hướng gấp đùi lại và không dám cử động.
  • Quấy khóc nhiều, có biểu hiện đau bìu.
  • Bìu sưng to, nề, đỏ vùng da bìu.
  • Nắn vào tinh hoàn người bệnh thấy đau và đau khi nắn dọc theo ống bẹn lên trên.
  • Đau vùng bụng dưới hoặc nôn mửa.

Để điều trị xoắn tinh hoàn, bệnh nhân có thể được chỉ định tháo xoắn bằng tay hoặc phẫu thuật.

9. Viêm đường tiết niệu

Là tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiết niệu do các vi sinh vật tấn công gây viêm nhiễm, viêm đường tiết niệu có các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên kích thích đi tiểu.
  • Cảm giác đau buốt và nóng rát khi đi tiểu.
  • Đi nhiều nhưng lượng nước tiểu ít.
  • Nước tiểu có nhiều bọt.
  • Nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc màu cola - đây là dấu hiệu có máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu đục.
  • Nước tiểu có mùi nặng.

Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ và có nguy cơ biến chứng nặng như tổn thương nhiều vị trí, nhiễm trùng, và vô sinh/hiếm muộn. Điều trị viêm đường tiết niệu cần dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đồng thời loại trừ các nguy cơ tái phát bệnh. Tùy mức độ nặng – nhẹ và loại vi khuẩn mà bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc khác nhau.

10. Tràn dịch màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ em khi dịch đọng quá nhiều ở màng tinh hoàn. Bệnh này thường không có biểu hiện khởi phát phức tạp, tuy nhiên cha mẹ có thể theo dõi và phát hiện các triệu chứng sau:

  • Một hoặc cả hai bên bìu căng to như quả bóng nhỏ, da bìu mất nếp nhăn, bìu bệnh thấp hơn bìu lành.
  • Trẻ di chuyển hoặc đứng khó khăn.
  • Khi sờ nắn, cảm giác thường không đau, căng tức.
  • Khi soi đèn pin, phần dịch sáng trong suốt hơn và phân biệt được với tinh hoàn, mào tinh hoàn tối màu.

 

Hình ảnh tràn dịch màng tinh

Mặc dù không ảnh hưởng nguy hiểm đến khả năng sinh sản hay chức năng sinh dục sau này, đây lại là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như:

  • U tinh hoàn
  • Viêm nhiễm tinh hoàn
  • Ung thư di căn xâm lấn
  • Và một số bệnh lý khác

Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu bất thường vùng bìu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ở những cơ sở y tế chuyên sâu về nam khoa để phát hiện bệnh lý liên quan cũng như điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu trẻ có độ tuổi dưới 18 tháng, tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, sau 18 tháng mà trẻ vẫn còn tình trạng tràn dịch thì cần được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Các bệnh nam khoa ở trẻ được đề cập bên trên là những bệnh nam khoa phổ biến nhất ở trẻ nam. Việc phát hiện dấu hiệu và thăm khám kịp thời sẽ giúp trẻ được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề và muộn màng. Nếu nghi ngờ trẻ đang mắc bệnh lý nam khoa, cha mẹ vui lòng bấm số Hotline 0987 869 115 hoặc Zalo của Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med để được tư vấn và đặt lịch thăm khám không cần chờ đợi nhé!

ThS.Bs Trần Quốc Khánh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nam khoa. Ông hiện là thành viên của các tổ chức như Hội Y học Giới tính Thế giới (International Society for Sexual Medicine – ISSM) và Hội Nam khoa Hoa Kỳ (American Society of Andrology – ASA)…

Đặt hẹn trực tuyến
(Làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày thứ 7, Chủ nhật, Lễ Tết)

Đánh giá & nhận xét bài viết

0/5

0 đánh giá & nhận xét

5 

0 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay

Hiện chưa có nhận xét nào. Hãy là người nhận xét đầu tiên

0987869115 Đặt lịch khám