Bệnh Sùi mào gà là một loại bệnh xã hội nguy hiểm lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dễ đến nguy cơ bị ung thư dương vật hoặc ung thư cổ tử cung nên việc phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Vậy thời gian ủ bệnh của Sùi mào gà là bao lâu? Hôm nay hãy cùng Phòng Khám Nam Khoa Mega Med tìm hiểu nhé!
Hình ảnh bệnh Sùi mào gà
Nội dung
Sùi mào gà là bệnh hay gặp nhất trong số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh gây ra bởi virus HPV (human papilloma virus). Có khoảng hơn 200 loại khác nhau của chủng virus HPV, trong đó khoảng 40 loại gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các loại khác nhau sẽ gây bệnh ở các vùng da, niêm mạc khác nhau.
Bệnh sùi mào gà có thể gặp ở cả nam và nữ, cả người lớn và trẻ em nhưng gặp nhiều nhất ở độ tuổi đang sinh hoạt tình dục.
Sùi mào gà đặc trưng bởi tổn thương dạng các sẩn, mụn nhỏ li ti hoặc mảng sùi lồi gờ lên mặt da hoặc niêm mạc (một số trường hợp có hình ngón tay, súp lơ, mào gà) màu hồng nhạt, tập trung thành đám ở quy đầu, bao quy đầu, thân dương vật, gốc dương vật, bìu, hoặc có thể xuất hiện ở quanh hậu môn, họng, miệng,...
Các tổn thương thường không gây đau, ngứa hay khó chịu nên đa số bệnh nhân phát hiện tình cờ
Một số phát hiện khi thấy chảy máu, tiết ra dịch có mùi hôi tanh, hoặc sùi phát triển nhiều hoặc kích thước lớn.
Hình ảnh bệnh Sùi mào gà
Xem thêm Những lầm tưởng “chết người” về sùi mào gà bạn cần loại bỏ ngay
Bệnh chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục (quan hệ tình dục qua đường sinh dục - sinh dục, hậu môn - sinh dục, sinh dục - miệng). Vì vậy ngoài tổn thương sùi thường gặp ở bộ phận sinh dục thì sùi còn có thể gặp ở hậu môn hoặc vùng miệng, họng mà rất dễ bỏ sót tổn thương dẫn đến điều trị khỏi nhưng rất hay tái phát lại.
Ngoài ra bệnh còn có những đường lây truyền khác như:
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là từ 3 tuần - 8 tháng. Trong thời gian này, bệnh nhân thường không có bất cứ biểu hiện lâm sàng đặc thù nào cả.
Vậy làm thế nào để xác định được mình có bị sùi mào gà hay không khi không có biểu hiện lâm sàng.
Căn bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, khoảng từ 3 tuần – 8 tháng, tùy cơ địa của từng người. Do trong thời gian ủ bệnh hầu hết người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào nên rất khó để nhận biết. Chỉ đến khi phát bệnh thì các biểu hiện của bệnh mới rõ ràng.
Chính vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm sùi mào gà là điều hết sức cần thiết. Bởi thông qua đó sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc mà bệnh có thể gây ra. Vậy nên xét nghiệm sùi mào gà sau bao lâu thì có kết quả chính xác?
Các bác sĩ cho biết: “Thời điểm thực hiện xét nghiệm sùi mào gà có độ chính xác cao nhất là sau thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế thì các bạn có thể thực hiện xét nghiệm sùi mào gà vào bất cứ thời điểm nào, nếu như lo lắng mình có nguy cơ mắc sùi mào gà. Đặc biệt khi có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh sùi mào gà như: nổi mụn thịt vùng kín, miệng hoặc hậu môn kích thước 1-2mm, không đau, không ngứa,…mụn sùi có tính chất lây lan, phát triển nhanh tụ lại từng cụm như hoa lơ, mào gà,…
Bệnh được phát hiện càng sớm thì việc chữa trị càng dễ dàng và khả năng chữa trị khỏi bệnh cao, đông thời tiết kiệm được thời gian và chi phí chữa trị cho người bệnh. Những để đảm bảo an toàn và có được kết quả xét nghiệm chính xác thì các bạn cần chú ý lựa chọn cho mình những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện.
Hình ảnh sùi mào gà ở dương vật
Để chẩn đoán sùi mào gà, các bác sĩ phụ khoa có thể lựa chọn một số xét nghiệm sau đây để đưa ra đánh giá chính xác:
Xét nghiệm bằng axit axetic: hương pháp thoa dung dịch axit axetic lên vùng da bị nốt sùi trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 phút. Trong trường hợp vùng da nổi lên các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là ở vùng hậu môn, thuốc sẽ có tác dụng sau 15 phút. Nếu bị nhiễm bệnh, các nốt sùi có thể chuyển sang màu trắng sau khi áp dụng thuốc.
Xét nghiệm mẫu vật: là một phương pháp quan trọng mà bác sĩ sử dụng để thu thập các mẫu như u nhú hoặc nốt mụn từ vùng bị ảnh hưởng để tiến hành xét nghiệm sinh học phân tử. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách xác định có tồn tại virus gây sùi mào gà trong mẫu vật hay không.
Xét nghiệm qua mẫu dịch: là một phương pháp quan trọng được áp dụng bởi các bác sĩ phụ khoa để phát hiện sự hiện diện của virus HPV trong các mẫu dịch tiết, bao gồm dịch âm đạo ở nữ và dịch niệu đạo ở nam. Thông qua việc xét nghiệm mẫu dịch, bác sĩ có khả năng chẩn đoán bệnh sùi mào gà.
Xét nghiệm HPV Cobas - Test: Đây là một phương pháp - quy trình đánh giá mẫu tế bào đã chết từ cổ tử cung, được sử dụng để tiến hành xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của virus HPV.
Xét nghiệm xác định type HPV - PCR: Phương pháp xét nghiệm xác định loại HPV bằng PCR (Polymerase Chain Reaction) là một công cụ quan trọng để xác định sự nhiễm các loại virus gây sùi mào gà trong bộ phận sinh dục, cũng như các loại virus có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung hoặc ung thư âm hộ. Mẫu bệnh phẩm được thu thập là các tổn thương u nhú được tìm thấy trên niêm mạc da. Các chuyên gia khuyến nghị kết hợp xét nghiệm HPV - PCR với xét nghiệm Pap để tăng cường hiệu quả chẩn đoán bệnh và sàng lọc các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Kết hợp hai phương pháp này giúp đánh giá bệnh lý một cách toàn diện và cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định điều trị và quản lý bệnh hiệu quả.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi thời gian ủ bệnh của Sùi mào gà. Cần thêm thông tin tư vấn gì thì bạn có thể liên hệ qua Hotline 0987.869.115 nhé!
Xem thêm Sùi mào gà và những hệ lụy đáng tiếc