Sùi mào gà ở lưỡi: Dấu hiệu và phương pháp điều trị

17/05/2024 Google news

Sùi mào gà ở lưỡi là một hiện tượng phổ biến do virus HPV gây ra, thường xuất hiện dưới dạng các u nhỏ, sần sùi trên bề mặt lưỡi. Những u này có thể không gây ra đau đớn hoặc bất kỳ dấu hiệu nào khác ngoại trừ việc chúng có thể nhìn thấy trên lưỡi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sùi mào gà ở lưỡi có thể gây ra một số triệu chứng như đau hay khó chịu khi ăn, nói hoặc nuốt.

Sùi mào gà ở lưỡi

1. Sùi mào gà ở lưỡi là căn bệnh gì?

Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục thường là các nốt sùi xuất hiện ở vùng kín do quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn. Nguyên nhân là do virus HPV làm xuất hiện các tổn thương u nhú trên cơ thể, chúng có khả năng lây lan rất nhanh. Đặc biệt là khi quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn sẽ khiến các nốt sùi này lây nhiễm ở khu vực lưỡi được gọi là bệnh sùi mào gà ở miệng. Ngoài ra thì việc dùng chung đồ cá nhân như: khăn mặt, son môi, bàn chải đánh răng,...cũng có khả năng lây nhiễm bệnh.

1.1. Những dạng phổ biến sùi mào gà ở lưỡi

  •  Dạng sùi u nhú hình vảy

Loại này có hình dạng giống như các mảng vảy cá dày hoặc súp lơ, có kích thước từ vài mm đến vài cm. Chúng có thể tạo thành nhóm gần nhau hoặc xuất hiện đơn lẻ, nhiều trong khu vực mềm của lưỡi. Màu sắc của chúng có thể thay đổi từ hồng nhạt đến hồng đậm, phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm sự khó chịu khi ăn, nói chuyện hoặc thở.  Loại sùi mào gà này thường được gây ra bởi chủng HPV 6 và HPV 11.

  •  Dạng sùi mụn cóc (mụn cơm)

Loại này có hình dạng giống như những hạt cơm, với đường kính từ 1-3mm. Chúng có màu trắng hoặc hồng và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Nguyên nhân chính gây ra các vết sưng này là chủng HPV 2 và HPV 4. Trong trạng thái này, sùi mào gà có thể không gây ra cảm giác không thoải mái trừ khi chúng phát triển quá lớn.

  •  Căn Bệnh Heck

Căn bệnh Heck, còn được gọi là papillomatosis hạch lưỡi, là một trong những bệnh lý được gây ra bởi virus Human Papillomavirus (HPV). Khi xuất hiện nhiều mảng mập mờ không đồng đều trên bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng là dấu hiệu bệnh Heck. Những mảng này thường có màu trắng, có thể hồng nhạt hoặc đỏ. Thông thường, bệnh Heck không gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu, tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến vị giác. Bệnh Heck là một dạng sùi mào gà ở lưỡi, và thường được gây ra bởi chủng HPV type 13 và 32.

  •  Căn bệnh bướu Condyloma

Loại này có ngoại hình tương tự như sùi mào gà ở vùng sinh dục, chúng thường xuất hiện ở các bộ phận sinh dục, nhưng vẫn có nguy cơ lây lan sang niêm mạc lưỡi hoặc vùng gần rìa lưỡi. Chúng thường hình thành nhóm nhỏ với nhiều u nhú. Bướu Condyloma có thể gây ra cảm giác đau đớn khi ăn hoặc nói chuyện, đặc biệt khi kích thước của chúng lớn gây cản trở đường thở. Loại sùi mào gà ở lưỡi này thường được gây ra bởi chủng virus HPV type 2, 6 và 11.

1.2. Sùi mào gà ở lưỡi lây qua đường nào?

Sùi mào gà ở lưỡi lây qua đâu

Sùi mào gà ở lưỡi lây qua những con đường nào

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể lây nhiễm qua những con đường khác nhau như:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Đây nguyên nhân phổ biến của sự lây nhiễm virus HPV, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex). Khi tiếp xúc tình dục với người đã nhiễm virus HPV, virus tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc lưỡi, miệng hoặc họng. Từ đó dẫn đến sự phát triển của sùi mào gà ở những vị trí này.

  • Khi hôn: Mặc dù nguy cơ lây nhiễm thông qua việc hôn là thấp. Tuy nhiên, nếu một người nhiễm virus HPV, việc hôn có thể tiếp xúc virus từ người mang bệnh với miệng và lưỡi của người kia.

  • Sử dụng chung đồ: Virus HPV có thể tồn tại trên bề mặt các vật dụng như dao cạo, khăn mặt, đồ lót, bàn chải đánh răng,... trong một khoảng thời gian ngắn. Sử dụng chung những vật dụng này với một người nhiễm bệnh có thể tăng nguy cơ lây nhiễm.

  • Tự lây từ vùng kín lên miệng:  Nếu người bệnh đã mắc sùi mào gà ở vùng kín, việc tiếp xúc bằng tay với vùng bệnh và sau đó tiếp xúc với miệng, lưỡi hoặc các vết thương nhỏ trong miệng có thể làm virus lây lan đến miệng và gây ra sùi mào gà ở lưỡi.

1.3. Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm đến tính mạng không?

Câu trả lời là: KHÔNG. Bệnh sùi mào gà xuất hiện ở lưỡi, bệnh nhân có thể trải qua sự khó chịu, đau nhức khi ăn uống, nói chuyện hoặc nuốt nước bọt. Những sùi mào gà ở lưỡi không được coi là nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng như ung thư.

Các đặc điểm biến chứng của bệnh sùi mào gà ở lưỡi bao gồm các tổn thương mãn tính hoặc rối loạn miễn dịch, loét miệng, viêm nhiễm, tuy nhiên rất ít khi có thể dẫn đến ung thư lưỡi. Tóm lại, sùi mào gà ở lưỡi không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng nếu để bệnh phát triển mà không chữa trị, có thể gây ra các vấn đề khác trong tương lai.

2. Hình ảnh giai đoạn đầu vết sùi mào gà ở lưỡi. 

  • Sùi mào gà quanh lưỡi

Sùi mào gà phát triển quanh mép lưỡi và thường xuất hiện dưới dạng các hạt mụn nhỏ và li ti gây ra cảm giác khó chịu khi ăn, uống hoặc nói. Ở giai đoạn ban đầu, chúng có thể khó nhìn thấy và sau đó sẽ phát triển nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Sùi mào gà ở cuống lưỡi

Sùi mào gà ở vùng cuống lưỡi là ở chân lưỡi xuất hiện những u nhú. Chúng có thể gây ra các triệu chứng như: khó chịu khi ăn, nói hoặc đau, ngứa và có thể gây khó thở khi phát triển lớn lên.Trong giai đoạn đầu, những vết sùi có thể rất nhỏ và khó nhận biết.

Sùi mào gà ở cuống họng

Hình ảnh sùi mào gà ở cuống lưỡi

  • Sùi mào gà ở dưới lưỡi

Mụn sùi cũng thường nằm ở vùng phía lưỡi dưới hoặc gần phía dưới lưỡi. Chúng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa, đau rát hoặc không thoải mái khi nói hoặc nhai nuốt. Trong giai đoạn ban đầu, sùi mào gà ở dưới lưỡi có thể không gây ra triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng khó nhận biết. Tuy nhiên, chúng sẽ tiếp tục phát triển và dẫn đến các biểu hiện rõ rệt và khó chịu sau này.

Sùi mào gà ở lưỡi

Hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi

 

3. Các triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi

3.1 Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Giai đoạn ban đầu, sẽ xuất hiện một số nốt mụn nhỏ, phân bố không đồng đều trong khoang miệng, lưỡi, môi hoặc bên trong má. Tuy tỉ lệ này nhỏ và bệnh chưa gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày. Sùi mào gà trong giai đoạn này ở lưỡi thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng hoặc viêm họng.

3.2 Triệu chứng sùi mào gà lưỡi giai đoạn 2

Giai đoạn tiếp theo này, các mảng sần sùi hình như mào gà hoặc súp lơ mini sẽ xuất hiện trên lưỡi, có màu trắng hoặc đỏ. Mặc dù chúng có kết cấu mềm mại, nhưng không gây ngứa hoặc đau, có thể chảy mủ và chảy máu, và dễ bị xước. Những nốt sùi mào gà lúc này sẽ xuất hiện nhiều hơn và có kích thước lớn, gây mất thẩm mỹ.

3.3 Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn 3

Giai đoạn bệnh phát triển nặng hơn: Triệu chứng lở loét sẽ xuất hiện nhiều hơn, vùng lưỡi bị đau rát, đau họng, và khoang miệng sẽ tấy đỏ. Khi nuốt nước bọt nhiều, người bệnh có thể cảm thấy vướng và đau, gây khó khăn trong việc ăn uống. Sự ma sát với thức ăn có thể làm cho những nốt sùi mào gà trở nên lở loét, chảy dịch và nguy hiểm hơn vì có nguy cơ viêm nhiễm. Một số bệnh nhân có thể có hiện tượng ho ra máu khi vùng họng bị tổn thương, gặp khó khăn trong việc nói chuyện, có giọng kém và hơi thở có mùi hôi...

4. Nguyên nhân gây ra sùi mào gà ở lưỡi

4.1. Virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

nguyên nhân mắc sùi mào gà ở lưỡi

Nguyên nhân mắc sùi mào gà ở lưỡi

Virus Human Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà sinh dục. Đây là một loại virus có khoảng 200 chủng, trong đó ít nhất 40 chủng có khả năng lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Trong số đó, HPV-16 và HPV-18 là hai chủng phổ biến nhất và thuộc nhóm nguy cơ cao, vì chúng có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung, âm đạo. âm hộ, dương vật. hậu môn và hầu họng. Ngoài ra, chủng HPV-6 và HPV-11 cũng có khả năng gây ra bệnh sùi mào gà và u nhú đường hô hấp tái phát, nhưng chúng không tiến triển thành ung thư.

4.2. Các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà lưỡi

  • Hoạt động tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân chính gây lây nhiễm virus HPV. Các cá nhân thực hiện quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm việc không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng đồ chơi tình dục không đảm bảo vệ sinh, đều có nguy cơ cao mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

  • Bắt đầu quan hệ tình dục từ sớm: Nếu một cá nhân bắt đầu quan hệ tình dục ở độ tuổi rất trẻ, nguy cơ lây nhiễm virus HPV sẽ cao hơn.

  • Trẻ em với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện: Các cá nhân trẻ em có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện cũng là nhóm nguy cơ cao bị lây nhiễm virus HPV và phát triển bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

  • Hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch suy giảm, bao gồm những người nhiễm HIV/AIDS hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư, thường có nguy cơ cao hơn trong việc lây nhiễm và phát triển sùi mào gà ở lưỡi.

  • Mắc bệnh xã hội: Các bệnh lậu (Gonorrhea) và giang mai (Sifilis) cũng có khả năng gây ra viêm nhiễm và thúc đẩy sự lây lan và phát triển của virus HPV. Điều này tạo nguy cơ tiềm ẩn cho cá nhân mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi.

5. Sùi mào gà ở lưỡi có thể chữa khỏi được không?

 Do đặc thù của lưỡi với môi trường ẩm ướt, sự phát triển và điều trị của sùi mào gà ở vị trí này có thể khó khăn hơn so với những biểu hiện sùi mào gà trên da bên ngoài. Sự xuất hiện của sùi mào gà trên lưỡi thường không đồng đều và có thể gây nhầm lẫn, dẫn đến tâm lý chủ quan và trì hoãn trong việc điều trị của bệnh nhân. Sùi mào gà ở lưỡi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được lựa chọn đúng phương pháp.

6. Phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi

 Để điều trị sùi mào gà ở lưỡi hiện nay có những phương pháp được các bác sĩ áp dụng như: Phương pháp nội khoa (thuốc bôi và thuốc uống); Kỹ thuật ngoại khoa (đốt laser, đốt điện, áp lạnh, cắt đốt triệt để bằng sóng cao tần).

 Để giúp bệnh có thể điều trị nhanh hiệu quả và ngăn việc tái phát cần lựa chọn phương pháp nào sẽ được căn cứ vào tình trạng bệnh, vị trí nốt sùi… 

Hình ảnh chữa sùi mào gà ở Mega Med

6.1 Dùng thuốc

 Phương pháp này sẽ áp dụng cho những bệnh nhân đang có các nốt sùi mào gà còn nhỏ. Hiện tại đang có 2 dạng thông dụng là thuốc uống và thuốc bôi. Tuy nhiên bôi chỉ sử dụng cho vị trí ở môi. Thuốc hiện tại không thể tiêu diệt tận gốc mầm bệnh mà chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, lây lan của virus.

6.2 Đốt Laser

 Bác sĩ thường chỉ định áp dụng kỹ thuật ngoại khoa này cho trường hợp các nốt sùi mào gà đã có kích thước lớn, đã bắt đầu lây lan ra rộng. Phương pháp này có nhược điểm là tạo ra nhiều đau đớn, khó thể điều trị tận gốc, vết thương lâu lành và có thể để lại sẹo cho người bệnh.

6.3 Chữa sùi mào gà ở lưỡi bằng phương pháp cắt đốt sóng cao tần

Chữa sùi mào gà ở lưỡi bằng phương pháp cắt đốt sóng cao tần là một trong những phương pháp thông dụng và hiệu quả được áp dụng để loại bỏ triệt để các khối u sùi mào gà. Phương pháp này thường được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Kỹ thuật đốt sùi mào gà bằng sóng cao tần thường được thực hiện như sau: Bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ điện (phát ra sóng cao tần) can thiệp để cắt - đốt, lấy đi toàn bộ chân tổn thương sùi với mục đích “nhổ cỏ tận gốc”. Từ đó có thể loại bỏ tối đa tải lượng virus có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ngăn chặn sự tái phát của sùi mào gà. Sau đó bác sĩ sẽ khâu tạo hình lại từng vị trí, khoảng 7 - 10 ngày sau vết thương sẽ hồi phục hoàn toàn mà không để lại sẹo hay dấu tích can thiệp nào. 

Phương pháp chữa sùi mào gà bằng cách cắt đốt sóng cao tần thường hiệu quả và an toàn nếu được thực hiện đúng cách dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, phương pháp này thường yêu cầu người thực hiện phải là bác sĩ chuyên môn cao, đã từng có nhiều kinh nghiệm điều trị sùi mào gà nên hiện nay rất ít cơ sở có thể áp dụng.

7. Phòng bệnh sùi mào gà ở lưỡi và miệng

 Bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và đồng thời mang lại khó khăn trong quá trình điều trị. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh này cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cá nhân, việc chủ động phòng ngừa bệnh là điều cần thiết.

  • Quan hệ tình dục an toàn:  Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Không nên quan hệ bằng đường miệng.

  • Không sử dụng chung đồ dùng như: Khăn, bàn chải đánh răng, son cốc chén… đặc biệt khi đang mắc vấn đề về răng miệng.

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

  • Thực hiện khám sức khỏe khoảng 6 tháng/lần định kỳ  để kịp thời phát hiện bệnh sớm.

  • Sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống, tập thể dục 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng. 

ThS.Bs Trần Quốc Khánh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nam khoa. Ông hiện là thành viên của các tổ chức như Hội Y học Giới tính Thế giới (International Society for Sexual Medicine – ISSM) và Hội Nam khoa Hoa Kỳ (American Society of Andrology – ASA)…

Đặt hẹn trực tuyến
(Làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày thứ 7, Chủ nhật, Lễ Tết)

Đánh giá & nhận xét bài viết

0/5

0 đánh giá & nhận xét

5 

0 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay

Hiện chưa có nhận xét nào. Hãy là người nhận xét đầu tiên

0987869115 Đặt lịch khám