Herpes ở môi có tự khỏi không? Những điều cần biết về Herpes ở môi

12/10/2024 Google news

Khi nhắc đến Herpes môi (hay còn gọi là Herpes simplex môi), nhiều người thường băn khoăn liệu căn bệnh này có tự khỏi hay không. Bệnh này gây khó chịu với các vết loét trên môi và vùng quanh miệng. Dù các triệu chứng có thể tự biến mất theo thời gian, nhưng liệu điều đó có đồng nghĩa với việc virus hoàn toàn biến mất khỏi cơ thể?

Herpes môi có tự khỏi không?

Trong bài viết này, Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ về căn bệnh này và từ đấy trả lời cho câu hỏi Herpes ở môi có tự khỏi không nhé!

1. Herpes ở môi là căn bệnh gì?

Herpes môi hay herpes sinh dục ở môi là do virus Herpes simplex (HSV) gây ra. Bệnh phát triển ở cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch bị suy yếu. Có 2 loại virus Herpes Simplex là Herpes Simplex loại 1 (HSV-1) và Herpes Simplex loại 2 (HSV-2). Trong đó, nguyên nhân của hơn 80% các ca Herpes môi do HSV-1.

Herpes môi đặc trưng là tình trạng nổi mụn nước ở khu vực da quanh môi. Mụn nước gây phồng rộp và dễ dàng liên kết với nhau để tạo thành các mảng rộp da lớn. Mụn thường kèm theo dấu hiệu đau nhức, khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Herpes môi là bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Bệnh có đường lây truyền phức tạp nên rất khó kiểm soát tốc độ lây lan. Tỷ lệ Herpes môi ở nam và nữ giới là như nhau, phổ biến nhất là người đang có hoạt động tình dục không an toàn, đang trong độ tuổi sinh sản.

2. Dấu hiệu/ Triệu chứng nhận biết Herpes ở môi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng bệnh herpes môi có đặc trưng là tình trạng nổi mụn nước ở khu vực mép môi hoặc viền môi. Khi virus HSV xâm nhập vào môi sẽ ủ bệnh trong khoảng vài tuần, thời gian ủ bệnh dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào hệ miễn dịch của cơ thể. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ không nhận ra biểu hiện của bệnh herpes môi, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây lan trong thời kỳ ủ bệnh.

Đến thời gian khởi phát, Herpes môi các triệu chứng như sau:

2.1. Cảm giác ngứa hoặc rát ban đầu

Đây là dấu hiệu sớm của Herpes môi. Trước khi các mụn nước xuất hiện, người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ran, rát, hoặc châm chích ở vùng môi hoặc xung quanh miệng. Cảm giác này có thể xuất hiện từ vài giờ cho đến vài ngày trước khi các vết loét hình thành.

2.2. Xuất hiện mụn nước nhỏ

Sau giai đoạn ngứa rát, các mụn nước nhỏ xuất hiện trên vùng môi, quanh miệng, hoặc các vùng mũi và cằm. Các mụn này có thể mọc thành cụm và chứa dịch lỏng, thường gây đau nhức hoặc căng rát

2.3. Mụn nước vỡ và tạo thành vết loét

Mụn nước sau vài ngày sẽ vỡ ra, để lại các vết loét nông màu đỏ hoặc hồng. Đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất, vì dịch trong mụn nước chứa virus

2.4. Vết loét khô lại và tạo vảy

Sau khi mụn nước vỡ, vết loét sẽ bắt đầu khô lại và tạo thành vảy vàng hoặc nâu. Vảy này dần dần bong ra và lành sau 7 - 10 ngày. Trong giai đoạn này, vết loét có thể gây ngứa hoặc đau nhẹ

2.5. Các triệu chứng khác đi kèm

Trong một số trường hợp, người bị herpes môi có thể gặp các triệu chứng toàn thân như:

  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sưng hạch (hạch ở cổ hoặc dưới hàm có thể sưng lên do cơ thể phản ứng với nhiễm trùng)

Những dấu hiệu trên giúp nhận biết Herpes môi sớm và có thể tiến hành điều trị kịp thời để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh.

Biểu hiện của Herpes môi

3. Nguyên nhân gây bệnh Herpes ở môi

Để có thể ngăn ngừa bệnh herpes môi thì chúng ta cần nắm bắt được các nguyên nhân gây ra bệnh này. Theo đánh giá, đây là bệnh có khả năng lây lan từ vùng da này sang vùng da khác và từ người này sang người khác.

Các nguyên nhân gây bệnh Herpes ở môi thường gặp nhất gồm:

3.1. Quan hệ tình dục không an toàn với bệnh nhân bị Herpes sinh dục (Herpes ở môi)

Tương tự như các bệnh tình dục khác, Herpes môi lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Trong đó, phổ biến nhất là quan hệ tình dục bằng miệng - oral sex với người có dấu hiệu nổi mụn rộp ở vùng kín (âm đạo và dương vật)

3.2. Các cử chỉ ôm hôn thân mật

Việc bạn có cử chỉ ôm hôn thân mật người đang có triệu chứng bệnh Herpes môi cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ngu cơ sẽ cao hơn nếu như ở xung quanh môi bạn có tổn thương hở. Đây chính là môi trường lý tưởng để cho HSV virus có thể xâm nhập và gia tăng về số lượng

3.3. Dùng chung đồ dùng cá nhân

Bao gồm việc dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu,... đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Herpes ở môi. Tuy nhiên, khả năng lây bệnh này sẽ thấp hơn nhiều so với hai nguyên nhân gây bệnh Herpes ở môi được nêu phía trên.

3.4. Lấy từ mẹ sang con

Một nguyên nhân bệnh Herpes môi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là lây truyền từ mẹ sang con. Trong quá trình sinh thường, nếu người mẹ mắc mụn rộp sinh dục ở vùng kín sẽ rất dễ lây nhiễm sang cho trẻ sơ sinh

Một số các yếu tố nguy cơ cao hơn để mắc Herpes môi:

  • Người có hệ miễn dịch yếu (như người bị HIV/AIDS hoặc người đang điều trị hóa trị)
  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình
  • Trẻ em và người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với nhiễm trùng do hệ miễn dịch yếu hơn
  • Người thường xuyên bị căng thẳng hoặc lo âu

4. Herpes ở môi có tự khỏi không?

Herpes môi không tự khỏi hoàn toàn, nhưng các triệu chứng có thể tự giảm dần mà không cần điều trị trong khoảng 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, virus vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể tái phát lại khi hệ miễn dịch suy yếu, căng thẳng, bệnh tật hoặc các yếu tố khác.

Để giảm bớt triệu chứng và rút ngắn thời gian tái phát, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ. Những thuốc này không thể chữa khỏi hoàn toàn được bệnh nhưng có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Nếu bạn gặp các triệu chứng thường xuyên hoặc nặng, việc gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị là rất cần thiết.

5. Phương pháp điều trị Herpes ở môi

Herpes môi không thể chữa khỏi hoàn toàn do virus Herpes simplex vẫn tồn tại trong cơ thể suốt đời, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bùng phát và hạn chế tần suất tái phát. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến cho Herpes môi

Sử dụng thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus là phương pháp điều trị chính giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của đợt bùng phát herpes môi. Các loại thuốc này có thể sử dưới dạng bôi ngoài da hoặc uống:

Thuốc uống:

  • Acyclovir
  • Valacyclovir
  • Famciclovir

Thuốc uống kháng virus thường được chỉ định khi triệu chứng nặng hoặc có nhiều đợt tái phát. Thuốc giúp ức chế sự phát triển của virus, giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát trong thời gian dài

Kháng sinh được dùng để điều trị Herpes môi

Thuốc bôi ngoài da:

Acyclovir dạng kem hoặc Penciclovir dạng kem có thể được bôi trực tiếp lên các vết loét để làm giảm triệu chứng và giúp vết loét lành nhanh hơn

Hiện nay mặc dù vẫn chưa có phương pháp tiêu diệt triệt để virus gây bệnh Herpes môi nhưng việc sử dụng đúng thuốc với đủ liều lượng cũng giúp bệnh hạn chế tần suất tái phát lại và không gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nếu bạn đang cần một địa chỉ điều trị Herpes ở môi thì bạn có thể tham khảo Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med. 

Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med

Ở đây chúng tôi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn tuyến đầu như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108, bệnh viện Đại học Y Hà Nội,.. 

Phòng khám Mega Med tự hào đã điều trị thành công cho hàng nghìn ca bệnh lây truyền qua đường tình dục từ đơn giản cho đến phức tạp, giúp bệnh nhân lấy lại cuộc sống vui khỏe, thường ngày

Để được Bác sĩ chuyên khoa I bệnh viện Bạch Mai - Trần Quốc Khánh tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị thì bạn hãy liên hệ ngay qua Hotline 0987.869.115 nhé!  .

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi Herpes ở môi có tự khỏi không? Cần thêm tư vấn gì bạn đừng quên liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0987.869.115 nhé!

Xem thêm Xét nghiệm PCR tầm soát 13 bệnh lây truyền qua đường tình dục

ThS.Bs Trần Quốc Khánh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nam khoa. Ông hiện là thành viên của các tổ chức như Hội Y học Giới tính Thế giới (International Society for Sexual Medicine – ISSM) và Hội Nam khoa Hoa Kỳ (American Society of Andrology – ASA)…

Đặt hẹn trực tuyến
(Làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày thứ 7, Chủ nhật, Lễ Tết)

Đánh giá & nhận xét bài viết

0/5

0 đánh giá & nhận xét

5 

0 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay

Hiện chưa có nhận xét nào. Hãy là người nhận xét đầu tiên

0987869115 Đặt lịch khám