Herpes môi ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? Giải đáp cùng Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai

14/10/2024 Google news

Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe của người mẹ luôn là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi gặp phải các bệnh nhiễm trùng như Herpes môi - một căn bệnh do virus Herpes Simplex (HSV-1) gây ra. Việc bị Herpes môi ở phụ nữ mang thai không chỉ khiến mẹ bầu lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân, mà còn lo ngại về những tác động có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Liệu Herpes môi có gây nguy hiểm không? Cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong trường hợp này? Để giải đáp những thắc mắc này, Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med sẽ cùng bạn đi tìm hiểu nhé!

Herpes môi ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?

1. Herpes môi ở phụ nữ mang thai do đâu?

Herpes môi ở phụ nữ mang thai là do virus Herpes Simplex (HSV) gây ra. Đây là loại virus gây tổn thương  da, niêm mạc ở các bộ phận như môi, miệng, mắt hoặc cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Có 2 loại virus Herpes simplex là virus Herpes simplex 1 (HSV-1) và Herpes simplex 2 (HSV-2) trong đó 80% Herpes môi là do virus Herpes simplex 1 (HSV-1) gây ra còn virus Herpes simplex 2 (HSV- 2) chủ yếu gây Herpes môi ở bộ phận sinh dục

Herpes môi 80% là do virus Herpes Simplex 1 (HSV-1) gây ra

2. Dấu hiệu Herpes môi ở phụ nữ mang thai

Herpes môi khi mang thai có đặc trưng là mụn nước. Do đó bệnh còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mụn rộp môi, mụn rộp miệng, mụn rộp sinh dục môi miệng. Virus gây ảnh hưởng đến các thai phụ với các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Phụ nữ mang thai bị herpes môi với cảm giác ngứa ngáy và nóng rát. Vùng môi bị ngứa chính là vừng sẽ bị nổi mụn rộp sau đó.
  • Sự xuất hiện của các mụn nước ở môi, mép. Ban đầu mụn sẽ nhỏ và móc đơn lẻ. Nhưng sẽ nhanh chóng phát triển về kích thước và tập trung thành các tổn thương lớn
  • Trong mụn nước có chứa dịch và sẽ vỡ tự nhiên. Sau khi vỡ, ra sẽ xuất hiện các vết loét và đóng vảy
  • Hình thành vảy: Các vết loét sau đó khô lại và hình thành vảy màu vàng hoặc nâu, và sẽ tự lành sau khoảng 1-2 tuần
  • Các triệu chứng toàn thân: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể thêm các triệu chứng như sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

3. Herpes môi ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm gì không?

Herpes môi ở phụ nữ mang thai thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi trong hầu hết các trường hợp, nhưng vẫn cần được quan tâm và xử lý cẩn thận để tránh các biến chứng không mong muốn. Dưới đây là những thông tin quan trọng về nguy cơ và cách phòng ngừa:

3.1 Nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi

Trong thời kỳ mang thai: Herpes môi (do virus HSV-1 gây ra) hiếm khi gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến thai nhi khi mẹ bầu bị nhiễm. Virus này không dễ dàng lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai

Sau khi sinh: Nguy cơ lớn hơn thường xuất hiện sau khi sinh, khi virus có thể lây nhiễm cho trẻ sơ sinh qua tiếp xúc trực tiếp. Virus từ các vết loét trên môi mẹ có thể lây sang bé qua dịch tiết ở vết thương, gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện

Herpes môi (do virus HSV-1 gây ra) hiếm khi gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến thai nhi khi mẹ bầu bị nhiễm

3.2. Tác động đối với mẹ bầu

Hệ miễn dịch suy yếu: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy giảm, nên việc bùng phát herpes môi có thể xảy ra nhiều hơn hoặc kéo dài hơn bình thường. Bệnh gây khó chịu về mặt thẩm mỹ và đau đớn ở tại vùng nhiễm bệnh.

Tái phát thường xuyên: Một số phụ nữ mang thai có thể gặp phải tình trạng tái phát Herpes môi nhiều lần trong suốt thai kỳ do thay đổi hormone và miễn dịch.

Herpes môi thường không nguy hiểm, nhưng có một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng:

  • Nếu mẹ bầu có tình trạng sức khỏe suy giảm nặng hoặc mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (như HIV), thì việc nhiễm herpes có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu mẹ bầu mắc cả herpes sinh dục (do HSV-2 gây ra) trong thời kỳ cuối thai kỳ, điều này có thể gây ra biến chứng trong quá trình sinh nở và làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh

4. Herpes môi ở phụ nữ mang thai cần phải làm gì?

Thai kỳ kéo dài 9 tháng 10 ngày, đủ cho mụn rộp môi tái phát nhiều lần, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của mẹ bầu. Chính vì thế, chúng ta không nên chủ quan khi thấy môi nổi mụn nước dù đó chỉ là một vài nốt mụn nhỏ li ti

Những việc mà người bị Herpes môi khi mang thai cần làm tốt để kiểm soát bệnh gồm:

4.1. Thăm khám và điều trị chuẩn y khoa

Phụ nữ mang thai bị Herpes môi cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế từ bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể đưa ra những hướng dẫn và đề xuất phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và giai đoạn thai kỳ hiện tại. Tư vấn phác đồ điều trị để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chống virus hoặc kháng sinh an toàn với thai phụ để giảm triệu chứng và thời gian bùng phát. Một số thuốc bình thường được sử dụng là acyclovir, valacyclovir hoặc famciclovir.

Khi điều trị mụn rộp môi, các thai phụ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Dùng thuốc theo chỉ dẫn, đúng về liệu lượng, số lượng và thời gian quy định để có kết quả tốt nhất.

Cần thêm thông tin tư vấn bạn có thể liên hệ ngay qua Hotline 0987.869.115 để được tư vấn nhé!

4.2. Kiểm soát nguy cơ lây nhiễm virus cho người khác

Để giảm triệu chứng và giảm nguy cơ lây nhiễm virus cho thai nhi và người thân, bạn có thể thử các biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với vùng môi có mụn rộp, tránh cọ mặt, sờ tay vào vùng môi bị tổn thương
  • Rửa tay thường xuyên đặc biệt trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh.Tránh ôm hôn trẻ cũng như người thương
  • Không dùng chung đồ cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, son môi, cốc uống nước,...

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thể nắm được câu trả lời Herpes moi ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không? 

Cần thêm tư vấn hỗ trợ gì từ Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Bạch Mai về bệnh lây truyền thì có thể gọi Hotline 0987.869.115 để được tư vấn nhé!       

ThS.Bs Trần Quốc Khánh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Nam khoa. Ông hiện là thành viên của các tổ chức như Hội Y học Giới tính Thế giới (International Society for Sexual Medicine – ISSM) và Hội Nam khoa Hoa Kỳ (American Society of Andrology – ASA)…

Đặt hẹn trực tuyến
(Làm việc tất cả các ngày trong tuần, cả ngày thứ 7, Chủ nhật, Lễ Tết)

Đánh giá & nhận xét bài viết

0/5

0 đánh giá & nhận xét

5 

0 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay

Hiện chưa có nhận xét nào. Hãy là người nhận xét đầu tiên

0987869115 Đặt lịch khám