Herpes môi, một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến do virus Herpes Simplex gây ra. Bệnh không chỉ khiến chúng ta lo lắng về các triệu chứng đau rát, mụn nước mà còn đặt ra nhiều thắc mắc về mức độ lây nhiễm của căn bệnh này. Liệu bệnh này có dễ lây lan trong đời sống hàng ngày không? Những hành động tiếp xúc gần như hôn, dùng chung vật dụng có khiến bệnh lây truyền không? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med sẽ cùng bạn tìm hiểu Herpes môi có lây không nhé!
Herpes môi có lây không?
Nội dung
Herpes là bệnh xã hội lây qua đường tình dục và xảy ra bởi virus Herpes Simplex. Bệnh lý này hoàn toàn có thể gặp ở bất cứ ai nhưng phổ biến chính là người có quan hệ tình dục không an toàn cùng với nhiều người.
Tác nhân gây Herpes môi chính là virus Herpes Simplex, chủng virus thường hay gây mụn rộp ở người. Có 2 loại virus Herpes Simplex, trong đó thì Herpes virus chủng 1 (HSV-1) gây ra khoảng 80% trường hợp mụn rộp ở môi, còn chủng Herpes 2 (HSV-2) thì lại chủ yếu gây mụn rộp tại cơ quan sinh dục.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, triệu chứng bệnh herpes môi có đặc trưng là tình trạng nổi mụn nước ở khu vực mép môi hoặc viền môi. Khi virus HSV xâm nhập vào môi sẽ ủ bệnh trong khoảng vài tuần, thời gian ủ bệnh dài hay ngắn sẽ tùy thuộc vào hệ miễn dịch của cơ thể. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân sẽ không nhận ra biểu hiện của bệnh herpes môi, mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây lan trong thời kỳ ủ bệnh.
Đến thời gian khởi phát, Herpes môi các triệu chứng như sau:
Đây là dấu hiệu sớm của Herpes môi. Trước khi các mụn nước xuất hiện, người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ran, rát, hoặc châm chích ở vùng môi hoặc xung quanh miệng. Cảm giác này có thể xuất hiện từ vài giờ cho đến vài ngày trước khi các vết loét hình thành.
Sau giai đoạn ngứa rát, các mụn nước nhỏ xuất hiện trên vùng môi, quanh miệng, hoặc các vùng mũi và cằm. Các mụn này có thể mọc thành cụm và chứa dịch lỏng, thường gây đau nhức hoặc căng rát
Mụn nước sau vài ngày sẽ vỡ ra, để lại các vết loét nông màu đỏ hoặc hồng. Đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất, vì dịch trong mụn nước chứa virus
Sau khi mụn nước vỡ, vết loét sẽ bắt đầu khô lại và tạo thành vảy vàng hoặc nâu. Vảy này dần dần bong ra và lành sau 7 - 10 ngày. Trong giai đoạn này, vết loét có thể gây ngứa hoặc đau nhẹ
Trong một số trường hợp, người bị herpes môi có thể gặp các triệu chứng toàn thân như:
Những dấu hiệu trên giúp nhận biết Herpes môi sớm và có thể tiến hành điều trị kịp thời để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và rút ngắn thời gian bệnh.
Dấu hiệu Herpes môi
Herpes môi có thể lây và chủ yếu lây qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da hoặc niêm mạc bị nhiễm virus Herpes Simplex (HSV-1). Những con đường lây truyền phổ biến bao gồm:
Tiếp xúc trực tiếp: Hôn hoặc tiếp xúc gần với người đang có vết loét herpes môi là con đường lây nhiễm chính
Dùng chung đồ cá nhân: Sử dụng chung các vật dụng như ly uống nước, khăn mặt, hoặc son môi với người nhiễm bệnh có thể làm lây virus
Lây lan qua đường miệng- sinh dục: Trong một số trường hợp, HSV-1 có thể lây truyền qua đường miệng - sinh dục, khi quan hệ tình dục không an toàn với người mang virus
Điều quan trọng là virus có thể lây lan ngay cả khi không có triệu chứng rõ rệt, tức là ngay cả khi không thấy vết loét hoặc mụn nước trên môi. Vì vậy, việc phòng ngừa và hiểu rõ các biện pháp an toàn là cần thiết để hạn chế sự lây lan của herpes môi.
Dựa vào con đường lây truyền của bệnh, người chưa mắc bệnh có thể chủ động phòng tránh Herpes môi cũng như người bệnh Herpes môi có thể chủ động hạn chế lây nhiễm cho người chưa mắc bệnh.
Cụ thể thì các phương pháp phòng ngừa lây nhiễm Herpes môi chúng ta có như sau: Không tiếp xúc gần, hôn với người bị Herpes môi, không sử dụng chung đồ đạc sinh hoạt với người bệnh, không quan hệ tình dục với người lạ khi không có biện pháp an toàn.
Phòng ngừa Herpes môi
Điều trị Herpes môi chủ yếu nhằm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian bùng phát và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Thuốc bôi ngoài da:
Acyclovir dạng kem hoặc Penciclovir dạng kem có thể được bôi trực tiếp lên các vết loét để làm giảm triệu chứng và giúp vết loét lành nhanh hơn
Thuốc uống:
Thuốc uống kháng virus thường được chỉ định khi triệu chứng nặng hoặc có nhiều đợt tái phát. Thuốc giúp ức chế sự phát triển của virus, giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát trong thời gian dài
Lưu ý: Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà chưa có sự thăm khám của bác sĩ bởi Herpes môi là bệnh do virus gây ra nên việc điều trị căn bệnh này là không hề đơn giản. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, Herpes môi có thể tái phát lại nhiều lần trong thời gian ngắn hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Để được Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai Trần Quốc Khánh tư vấn bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline 0987.869.115 nhé!
Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med
Phòng khám Ngoại khoa và Nam khoa Mega Med tự hào là một địa chỉ điều trị Bệnh xã hội uy tín được hàng nghìn khách hàng lựa chọn và tin tưởng bởi ở đây chúng tôi có:
Để được Bác sĩ Chuyên Khoa I Bệnh viện Bạch Mai Trần Quốc Khánh khám và điều trị, bạn hãy gọi điện ngay qua Hotline 0987.869.115 để đặt lịch nhé!
Xem thêm Xét nghiệm PCR tầm soát 13 bệnh lây truyền qua đường tình dục